Tất cả những người làm công tác quản lý đều có mối quan tâm đặc biệt cũng như có xu hướng đưa ra những phán đoán về tính cách của nhân viên. Thông qua những phán đoán này mà người quản lý đưa ra sách lược quản lý riêng cho từng mẫu người. Vậy phương pháp nghiên cứu để đưa ra những phán đoán như thế nào?
Lý giải các mô hình quản lý nhân lực
Dưới đây là những mô hình quản lý nhân lực phổ biến nhất được các chuyên gia của nền kinh tế đang lên Trung Quốc tổng kết. 1. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực Bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng phải có chiến lược quy hoạch nguồn nhân lực cũng như đào tạo và tái sử dụng nguồn nhân lực. Có hai phương pháp hay được áp dụng trong lĩnh vực này, gồm: Nhân viên là đối tượng phụ thuộc: Nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo có xu hướng lấy mình là trung tâm và coi nhân viên là một đối tượng thuê mướn thời vụ. Nhưng chính vì thế tạo nên tâm lý thụ động cho nhân viên khiến họ thiếu sự chủ động, sáng tạo trong công việc, dần dần chỉ là một thứ công cụ của những người quản lý, chỉ nhất nhất nghe theo những chỉ đạo của cấp trên, hoàn toàn không có khái niệm cống hiến và nghiên cứu, cải tiến. Quan niệm này khá phổ biến ở những doanh nghiệp tư nhân hoặc những doanh nghiệp nhỏ mà sản xuất thường mang tính thời vụ. Kiểu quản lý này chỉ có thể duy trì khi doanh nghiệp có những cá nhân thực sự kiệt xuất, nắm vững mọi mặt của doanh nghiệp và hoàn toàn có thể “đứng mũi chịu sào”. Nhân viên là chủ thể hoạt động: Trong những doanh nghiệp mà vai trò của nhân viên được đề cao, nhân viên sẽ hoạt động tích cực, chủ động bởi những suy nghĩ sáng tạo của họ được khuyến khích và đón nhận, thành quả sáng tạo có đất dụng võ. Sự đoàn kết trong doanh nghiệp được hình thành và củng cố nhờ mục tiêu chung, doanh nghiệp trở thành một cộng đồng thân thiện và hứa hẹn với nhân viên. Chỉ những doanh nghiệp có người lãnh đạo dân chủ, phóng khoáng cùng với việc có những mục tiêu dài hạn thúc đẩy được toàn thể nhân viên cố gắng mới duy trì phong cách lãnh đạo này. Một trong những nguyên tắc của việc lãnh đạo theo hình thức này là doanh nghiệp cũng phải có tính cạnh tranh cao, nhân viên luôn phải tìm cách học tập, cải tiến phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc và nâng cao hiệu quả sản xuất. 2. Những mô hình quản lý chính Trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào, việc nhận thức về cá nhân sẽ luôn đi kèm với phương pháp quản lý cá nhân đó. Nói cách khác đánh giá về một cá nhân như thế nào sẽ quyết định đến phương pháp quản lý. Hiện nay có xu hướng phân loại nhân viên theo bốn mẫu: “người kinh tế”, “người xã hội”, “người phức tạp”, “người thực hiện”. Tựu trung lại có 3 phương pháp quản lý sau: Lấy cá nhân làm trung tâm, tập trung ảnh hưởng kiểu gia đình trị truyền thống: Phương pháp này có những đặc điểm sau: - Quyền lực tập trung vào nhân vật lãnh đạo hạt nhân, tất cả mọi công việc đều tập trung vào nhân vật này. - Nhân viên chỉ là công cụ tạo lợi nhuận, không có quyền tham gia hoạch định phương hướng phát triển. - Cơ chế nhân lực cứng nhắc, không có biến chuyển linh hoạt. - Chỉ chú ý đến sự cống hiến của nhân viên mà không bảo vệ quyền lợi của họ. - Chỉ tập trung áp chế nhân công, thiếu tôn trọng tự do sáng tạo. Mô hình quản lý nhân lực này không còn phù hợp trong thời đại mới nữa khi nhà quản lý cần phải biết tôn trọng tư duy và khích lệ tự do sáng tạo của mỗi nhân viên. Những doanh nghiệp áp dụng kiểu quản lý này sẽ không thể thu hút và giữ chân người tài, ngày càng giảm sức cạnh tranh của mình trên thị trường lao động. Cá nhân làm trung tâm nhưng theo hướng quản lý tập thể: Trong mô hình quản lý này, nhân viên được coi là một chủ thể hoạt động dưới định hướng và sự quản lý, khích lệ của hạt nhân lãnh đạo. Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới khá gắn kết. Đặc điểm: - Quyền lợi của doanh nghiệp được phân phối xuống từng nhân viên, mọi chính sách đều xuất phát từ lợi ích chung. - Mọi nhân viên đều có quyền bày tỏ quan điểm, có tính dân chủ; các chính sách được hoạch định một cách khoa học và theo sự đồng thuận của số đông. - Nhân viên có chính kiến và thể hiện sự năng động qua việc tham gia tích cực vào các chính sách mở. - Cơ chế quản lý có sự phân cấp, luôn có những thay đổi phù hợp với điều kiện khách quan. - Nhìn đúng người, giao đúng việc là nguyên tắc chung nhất. - Kích thích sự cống hiến của các nhân viên bằng cả quyền lợi và nghĩa vụ, chú trọng nhất đến hiệu quả công việc coi đó là tiêu chí hàng đầu để đánh giá nhân viên. Đây là mô hình quản lý phổ biến và phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay. Mỗi cá nhân trong bộ máy đều có những vai trò riêng của mình, tự do phát triển khả năng trong một môi trường. Tập thể lãnh đạo kiểu cũ: Mô hình quản lý này mới nghe thì có vẻ ưu việt nhưng thực chất của mô hình này là sản phẩm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nhiều người lãnh đạo nhưng không thấy vai trò của người chỉ huy cao nhất dẫn đến việc trách nhiệm không được quy định cụ thể cho cá nhân nào, nhiều công việc rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc” bị đình trệ hoặc có làm cũng không thành công. Đặc điểm của mô hình nhân lực này là: - Thường xuất hiện nhiều hội đồng kiểm duyệt với bất cứ một dự án nào. - Chỉ một số ít người làm việc thực sự, những người “chỉ tay năm ngón” nhiều hơn và can thiệp sâu. - Những ý kiến của những người cấp tiến không được ưu tiên lựa chọn bằng các giải pháp an toàn hơn cho tập thể người làm quản lý. - Những cá nhân tích cực làm việc vất vả nhưng không có cơ hội tham gia hội đồng. - Quy trình xét duyệt và thực hiện một kế hoạch bị kéo dài. Đây thực sự là mô hình cần chấm dứt trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay khi bộ máy vận hành cồng kềnh tốn kém và hiệu quả kinh tế thấp.
Theo Lãnh Đạo
- Phần 1: IQ: 10 câu - Phần 2: Hiểu biết về BIDV, kiến thức xã hội: 5 - 10 câu => Từ đợt 2/2016 – 2017 không xuất hiện phần câu hỏi này - Phần 3: Vi mô, vĩ mô: 10 câu
Hiện tại, theo Quy định, BIDV chỉ yêu cầu Ứng viên có Sử dụng thành thạo Tin học Văn phòng, không nói cụ thể quy định như thế nào. Trong khi đó, tại Danh mục Hồ sơ cần phải nộp, BIDV vẫn yêu cầu ứng viên Nộp Chứng chỉ Tin học => Vì vậy, có cái nào quất cái đó, BẮT BUỘC phải nộp CHỨNG CHỈ TIN HỌC cho chắc chắn. Nếu không có, bạn xử lý “linh hoạt” nhé (Tự hiểu ^^)
Khi một người Nhật được một công ty Nhật tuyển dụng, họ có thể sẽ không nhận được một bản miêu tả công việc chính xác; nhân viên mới có thể thậm chí không biết lương và phúc lợi của họ sẽ thế nào, một tình thế mà không mấy người phương Tây cảm thấy thoải mái. Người phương Tây muốn lời hứa phải được nói rõ ràng. Người Nhật đặt lòng tin nhiều hơn vào những vấn đề khác - uy tín của công ty hay người đã tiến cử ứng viên.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngân hàng, tài chính kế toán hoặc các trường Kinh tế; - Hình thức ưa nhìn, tự tin, nhiệt huyết và chu đáo cẩn thận trong cung cấp dịch vụ giao dịch với khách hàng; - Nữ, 1.60m trở lên; - Không dị tật, không nói ngọng, nói lắp;
Điều nhà tuyển dụng muốn biết là động lực khiến bạn làm việc chăm chỉ, đặc biệt nếu bạn là người tự tin vào khả năng của mình. Họ sẽ không phán xét tham vọng của một người bởi điều đó thuộc về quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, bạn cũng cần một chút khéo léo để dẫn dắt câu chuyện, tránh trường hợp khiến mọi người nghĩ bạn là người khắt khe hoặc tự tin thái quá.
Tìm được một người tài giỏi, phù hợp với yêu cầu của công ty không hề dễ dàng. Phải phối hợp việc phân tích thông tin ứng viên và sự chuẩn bị chu đáo cho các vòng phỏng vấn để quyết định cuối cùng được rõ ràng và chính xác. Đó là những nguyên tắc cơ bản để giành phần thắng trong cuộc chiến thu hút nhân tài trong thời đại ngày nay.
Hầu hết các công ty đều đưa ra câu khẩu hiệu "Đổi mới hay là chết" như là phương châm lao động và sáng tạo cho nhân viên và tổ chức. Thế nhưng thực tế, không ít các nhà quản lý chọn vế thứ 2 cho công ty mình. Tại sao vậy?
Đã có rất nhiều những nghiên cứu, bài viết và giảng dạy về sự thành công. Một điều hoàn toàn chắc chắn: thành công của người này khác với thành công của người khác bởi vì mỗi người có một quan niệm khác nhau về thành công.
Nếu bạn đang phân vân điều gì làm nên một nhà lãnh đạo vĩ đại, chứ không chỉ dừng lại là nhà lãnh đạo xuất sắc, thì đây là một số mẹo có thể giúp bạn. Cuộc hành trình này của bạn sẽ phụ thuộc vào việc bạn sẵn sàng như thế nào.
Là một nhà quản lý, bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao cứ thời gian cuối năm, bạn lại nhận được nhiều lá đơn xin nghỉ việc của nhân viên? Và đầu năm mới, bạn lại đau đầu đi tìm nhân viên mới?
Đó là sự khác biệt, niềm đam mê, lạc quan, khả năng thích ứng, khả năng lãnh đạo, tham vọng.
Cathie Black, chủ bút tạp chí Hearst, đã chia sẻ cùng bạn đọc trẻ của bà những bí quyết thành công trong công việc. Mối quan hệ sếp-nhân viên luôn là mối bận tâm nhất của những người "sống" trong môi trường công việc.
Bạn cần nghiêm túc với nhân viên, nhưng bạn lại không muốn bị xem là thiếu thân thiện. Bạn muốn chứng tỏ là có quyền lực, nhưng bạn cũng muốn để nhân viên có thể tự do đưa ra ý tưởng. Vậy hãy làm theo những gợi ý sau, bạn sẽ có cơ hội trở thành "nhà quản lý của năm".
Peter Lynch được mệnh danh là nhà quản lý tiền số một trên thế giới. Ông đã phát triển Quỹ Magellan Fund từ 20 triệu đô la năm 1977 lên đến mức 14 tỉ đô la năm 1990.
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nan giải đối với các DN VN cũng như nhiều nước trên thế giới. Làm thế nào để tuyển dụng và giữ chân người giỏi là nội dung cuộc hội thảo "Chiến tranh nhân tài" (17-18.4) do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) phối hợp với Tập đoàn SMR của Malaysia, Cty Đào tạo và Tư vấn quốc tế AITC tổ chức.
Đa số những nhà quản lý đều nhầm lẫn rằng tiền là động lực chủ yếu tác động đến nhân viên của họ. Mặt khác, theo những khảo sát bởi nhiều công ty khác nhau, tiền được xếp vào hàng thứ năm hoặc bị hạ thấp bởi đa số ý kiến của nhân viên. Vì vậy nếu tiền không phải là thứ tốt nhất để thúc đẩy nhóm làm việc tốt, vậy là thứ gì?
Trong thập kỷ trước, danh sách những tỷ phú mà Tạp chí Forbes liệt kê hàng năm đã bị “Mỹ hóa” như chiếc bánh táo vậy. Bill Gates và Warrent Buffett đã giành nhau vị trí đứng đầu, tiếp sau đó là người sáng lập Tập đoàn Dell (mã chứng khoán niêm yết trên Nasdaq: DELL) Michael Dell, người sáng lập Oracle (ORCL - sàn Nasdaq) Larry Ellison, Chủ tịch Tập đoàn Las Vegas Sands (LVS - sàn NYSE) Sheldon Adelson.
Việc thay đổi vai trò luôn chứa những cái bẫy khiến cho nhiều sếp mới lúng túng, thậm chí là mắc lỗi, nhất là với những sếp lần đầu được bổ nhiệm. Sự thay đổi này đòi hỏi ở bạn một sự điều chỉnh về mặt tư duy cho phù hợp với vai trò hiện tại. Điều này có thể nhận ra dễ dàng hơn khi phân tích cụ thể tính chất công việc của bạn trước và sau khi thăng chức.
Ghi nhớ tất cả các kế hoạch và nghiên cứu khởi động công việc kinh doanh nho nhỏ của bạn ư? Hy vọng rằng cố gắng đó đã mang lại những kết quả ít nhất cũng đáp ứng sự trông đợi của bạn bấy lâu. Bây giờ bạn cần tích luỹ quá trình đầu tư nghiên cứu và phân tích đó để tiếp tục những bước thành công ngắn hạn trong tương lai.
Dưới đây là 13 "nguyên tắc vàng" cho các nhà lãnh đạo hiện đại qua 13 câu nói đáng nhớ của những nhà lãnh đạo, diễn giả tài ba:
Jack Welch: trụ cột vàng trong giới quản lý hiện nay, ông có 17 năm thành công xuất sắc tại công ty General Electric - một công ty nhận được sự hoan nghênh nhất ở Mỹ - và đã rút lui vào năm 2001. Welch đưa ra một bộ khung gồm 4 yếu tố để tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại: năng lượng tích cực, khả năng tiếp sinh lực cho mọi người, khả năng rèn luyện bản thân để tập trung sự dũng cảm khi đưa ra các quyết định khó khăn, và khả năng thực thi.
Ai cũng muốn được tin cậy. Làm sếp lại càng muốn được nhân viên tin, bởi có tin tưởng, thì họ mới làm tốt công việc của mình và gắn bó lâu dài với tổ chức. Nhưng làm thế nào để được họ tin?
Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (DN) dựa trên nền tảng con người. Theo ông Cao Tiến Vị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn, trong tình hình cạnh tranh nhân lực như hiện nay, nếu không tạo dựng được môi trường làm việc thân thiện, DN sẽ khó giữ được chân người tài.
Tuyển Dụng Việt Nam
• Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng hoặc tương đương • Ngoại hình khá. Nữ cao từ 1m58, Nam cao từ 1m68 trở lên. • Kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng bánhàng tốt • Kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện